Các ông lớn không dể thoái vốn khỏi bất động sản
Nhiều "ông lớn" thoái vốn khỏi BĐS
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam khó khăn, Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Savills đã công bố kế hoạch mở rộng việc kinh doanh sang các nước Lào, Campuchia và Myanmar sau nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về các thị trường này.
Cuối tháng 6/2013, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng đã thông qua kế hoạch “bán sỉ căn hộ hoặc bán các dự án hoặc bán cổ phiếu của các công ty con đang sở hữu dự án” nhằm tái cấu trúc lĩnh vực BĐS. Mục đích bán nhằm thu tiền mặt về dự trữ và giảm nợ vay. Trên thực tế, nhiều dự án của HAG tại Tp.HCM đã từng áp dụng hình thức bán sỉ căn hộ: An Tiến huyện Nhà Bè, Hoàng Anh River View quận 2...
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG đã từng tuyên bố với cổ đông, BĐS không sinh lợi, rút tiền để trồng cao su, trồng mía đường ở Lào, Campuchia và bây giờ là đầu tư BĐS ở Myanmar, để tăng trưởng bền vững, ổn định dài hơi.
Một đại gia BĐS khác đang rơi vào vòng xoáy nợ nần và đang “thu gọn” lại đó là Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG). Đối phó với khó khăn, QCG đã giảm dần nhân sự, mỗi công ty con chỉ duy trì 3 người: một giám đốc, một kế toán và một người phụ trách kinh doanh.
Tiếp đó, đầu tháng 7/2013, QCG đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông báo về việc thoái vốn khỏi 2 công ty con, đó là Công ty TNHH Thương mại xây dựng đầu tư phát triển nhà Hưng Thịnh và Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Quốc Cường. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2012, QCG đã đầu tư vào 2 công ty này tổng cộng 81 tỷ đồng. Đặc biệt, trước đó Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường đã bị tòa xử thua kiện khách hàng và đang kháng cáo.
Trước đó, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam đã buộc gấp rút phải thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản do tập đoàn này đã không có được thành công khi đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó EVN đang tập trung thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình…
Không dễ!
Nhiều chuyên gia đánh giá, rút khỏi thị trường là hành động khôn ngoan của các doanh nghiệp bất động sản vì nếu họ tiếp tục giằng co với thị trường bất động sản thì không khác gì tự đưa mình vào con đường phá sản. Nhưng trên thực tế, cũng không phải cuộc thoái vốn, rút chân nào của doanh nghiệp ra khỏi thị trường bất động sản cũng dễ dàng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, đâu đâu cũng khó khăn và đâu đâu cũng chán nản khi nói đến bất động sản.
Không tìm được đối tác mua lại dự án trong lúc này là trở ngại lớn nhất khiến nhiều đại gia không thể nào rút chân ra khỏi bất động sản. Nhiều doanh nghiệp không đủ kiên nhẫn chờ đợi bán để bán nhà thương mại đã chấp nhận bán tháo dự án với giá rẻ nhưng cũng không tìm được nhà đầu tư.
Ông Phùng Hữu Thực - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho biết, hiện tổng số vốn mà Petro Vietnam đã và đang đầu tư tại các công ty con, công ty liên danh trong lĩnh vực bất động sản như PVC, Petro Land, PVFC Land, Petro Waco… lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thoái vốn ra khỏi lĩnh vực bất động sản tại các công ty con đang gặp rất nhiều khó khăn do không thể tìm được đối tác mua lại.
Còn theo ông Đực: "Như HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu? Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?".
Năm 2013 là một năm hết sức nghiệt ngã với thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp mong muốn thoát khỏi thị trường nhưng cũng khó thoát được vì vốn chồng vốn, nợ chồng nợ còn rất lớn. Lãi suất vay cao thậm chí có thêm cả lãi suất phi chính thức. Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 02 là điều các doanh nghiệp mong muốn nhưng hiện tại nghị quyết này vẫn chưa được thực hiện rõ nét.
(Theo TTVN)
Các tin khác
Long An: Thu hồi 3 dự án tại huyện Cần Giuộc (11-04-2016)
Hà Nội: Giải quyết những vướng mắc trong phát triển NƠXH (19-08-2014)
Sẽ cấp sổ đỏ cho dự án nhà ở vi phạm xây vượt tầng tại Hà Nội (18-08-2014)
Tỷ phú Forbes sẽ gặp các ông lớn BĐS Việt Nam (15-01-2014)
Cần Thơ vẫn kẹt nhà thu nhập thấp (27-09-2013)
Chung cư cao cấp chất lượng...xuống cấp! (26-08-2013)
Chuyển nhượng BĐS nhộn nhịp trở lại (26-08-2013)
Hà Nội: Đất nền ngoại ô chịu sự cạnh tranh từ nhà thu nhập thấp (26-08-2013)
Dự án KĐT Sing Việt: Chậm triển khai vì vướng đền bù (26-08-2013)
Thị trường căn hộ cao cấp chuyển hướng (26-08-2013)
BĐS "trầm lắng" vẫn hút nhà đầu tư nước ngoài (26-08-2013)
Hà Nội: Nhà đất thổ cư ngoại ô "lên ngôi" (26-08-2013)
BĐS tuần 4 tháng 8: Nhiều thông tin đáng chú ý (26-08-2013)
Nhà cho người nước ngoài thuê tại Hà Nội: Gia tăng sức ép giảm giá (26-08-2013)
Hàng loạt dự án tiền tỉ "trùm mền" tại Khu kinh tế Dung Quất (26-08-2013)