Hà Nội: Giải quyết những vướng mắc trong phát triển NƠXH
Theo Thông báo, để khắc phục một số tồn tại, bất cập trong công tác phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng đôn đốc sớm hoàn thiện 5 đơn nguyên dự án Mỹ Đình II và 4 khối nhà dự án Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xây dựng xong để đưa vào sử dụng trong tháng 8, kịp thời phục vụ năm học mới, tránh lãng phí. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý vận hành, khai thác sử dụng nhà ở sinh viên tại 2 dự án, sớm có báo cáo thành phố.
Về việc này, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở Tài chính, Xây dựng đề xuất phương án bố trí nguồn vốn bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu để hoàn thành dự án nhà ở sinh viên Mỹ Đình II và Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Sở Tài chính khẩn trương thẩm định giá thuê nhà ở sinh viên theo phương án đề xuất, theo quy định của pháp luật, trình UBND thành phố ban hành trong tháng 8/2014.
Các Trường Đại học Lâm nghiệp, Điện lực, Sư phạm Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được giao làm chủ đầu tư dự án nhà ở sinh viên, làm việc với Bộ chủ quản và các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề xuất phương án bố trí nguồn vốn bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu, sớm hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng, tránh lãng phí.
Hà Nội khắc phục những tồn trại trong việc phát triển nhà ở xã hội |
Cho ý kiến về nhà ở công nhân, yêu cầu trong thời gian tới, tập trung quản lý vận hành tốt quỹ nhà ở công nhân được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tại dự án đầu tư thí điểm nhà ở công nhân Kim Chung, Đông Anh. Thực hiện tốt chủ trương chính sách hỗ trợ để công nhân có điều kiện ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội rà soát tổng thể nhu cầu sử dụng nhà ở công nhân các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và các năm tiếp theo. Qua đó, đề xuất cơ chế khuyến khích đẩy mạnh công tác phát triển nhà ở công nhân, báo cáo UBND thành phố trong tháng 9/2014.
Với nhà ở cho người thu nhập thấp, trong điều kiện chính sách đã có nhiều ưu đãi và thành phố đã tạo điều kiện, yêu cầu các chủ đầu tư phải cam kết thời hạn khởi công, thời hạn hoàn thành, công khai tiến độ thực hiện dự án. Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, giao cho chủ đầu tư khác theo quy định của pháp luật. UBND thành phố giao Sở Xây dựng tổng hợp về việc này chậm nhất ngày 31/8/2014, đồng thời chịu trách nhiệm đôn đốc việc triển khai thực hiện theo đúng tiến độ các chủ đầu tư đã cam kết.
Sở Xây dựng lập kế hoạch và trình UBND thành phố quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các dự án phát triển nhà ở xã hội và việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá bán, cho thuê, chi thuê mua, đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà, hợp đồng bán nhà, cho thuê nhà, cho thuê mua nhà, quản lý chất lượng xây dựng và quản lý, khai thác, sử dụng nhà ở xã hội. Tổ chức giao ban định kỳ 3 tháng 1 lần kiểm điểm công tác đầu tư phát triển nhà ở xã hội để tạo chuyển biến trong công tác đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo đúng chủ trương của trung ương và thành phố.
Các tin khác
Long An: Thu hồi 3 dự án tại huyện Cần Giuộc (11-04-2016)
Sẽ cấp sổ đỏ cho dự án nhà ở vi phạm xây vượt tầng tại Hà Nội (18-08-2014)
Tỷ phú Forbes sẽ gặp các ông lớn BĐS Việt Nam (15-01-2014)
Cần Thơ vẫn kẹt nhà thu nhập thấp (27-09-2013)
Chung cư cao cấp chất lượng...xuống cấp! (26-08-2013)
Chuyển nhượng BĐS nhộn nhịp trở lại (26-08-2013)
Hà Nội: Đất nền ngoại ô chịu sự cạnh tranh từ nhà thu nhập thấp (26-08-2013)
Dự án KĐT Sing Việt: Chậm triển khai vì vướng đền bù (26-08-2013)
Thị trường căn hộ cao cấp chuyển hướng (26-08-2013)
Các ông lớn không dể thoái vốn khỏi bất động sản (26-08-2013)
BĐS "trầm lắng" vẫn hút nhà đầu tư nước ngoài (26-08-2013)
Hà Nội: Nhà đất thổ cư ngoại ô "lên ngôi" (26-08-2013)
BĐS tuần 4 tháng 8: Nhiều thông tin đáng chú ý (26-08-2013)
Nhà cho người nước ngoài thuê tại Hà Nội: Gia tăng sức ép giảm giá (26-08-2013)
Hàng loạt dự án tiền tỉ "trùm mền" tại Khu kinh tế Dung Quất (26-08-2013)