Tập đoàn kinh tế và “lỗ hổng” Công ty tài chính

Tập đoàn kinh tế và “lỗ hổng” Công ty tài chính Từ năm 2008 đến nay, các CTTC đã gặp những khó khăn gần như không thể vượt qua. Việc cho vay không dễ dàng như trước bởi TĐKTNN bị chặn đầu tư ngoài ngành.
Từ năm 2008 đến nay, các CTTC đã gặp những khó khăn gần như không thể vượt qua. Việc cho vay không dễ dàng như trước bởi TĐKTNN bị chặn đầu tư ngoài ngành.

Tập đoàn kinh tế và “lỗ hổng” Công ty tài chính

Công ty tài chính (CTTC) thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) mọc lên như “nấm sau mưa”, đặc biệt từ khi Nghị định 79/2002/ NĐ-CP có hiệu lực, các CTTC được xem là “cánh tay nối dài” của các TĐKT,Tổng Cty nhà nước.

 

Nhưng với đề án “Tái cơ cấu tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” được Thủ tướng phê duyệt, các CTTC sẽ phải chuyển đổi thành các hình thái khác thì ngoài đề án hợp nhất PVFC với Westernbank, các CTTC khác vẫn “án binh bất động”!

Thời vàng son

Đến năm 2013, cả nước đã có 18 CTTC, trong đó có 13 Cty trực thuộc các TĐKTNN, trong số này có 7 Cty được cổ phần hoá, còn lại là Cty TNHH MTV.CTTC là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một số nghiệp vụcủa ngân hàng thương mại (NHTM): được sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn vềtài chính, tiền tệ và một số dịch vụ khác nhưng không được làm dịch vụ thanh toán hay nhận tiền gửi kỳ hạn dưới 1 năm. 

Những năm đầu thành lập, hoạt động cho vay, đầu tư của các CTTC chỉ trong phạm vi tập đoàn nhưng sau đó, một số CTTC đã cho vay, đầu tư ra ngoài phạm vi này. Trước năm 2008, các TĐKTNN được thả sức đầu tư ra ngoài ngành (chủ yếu vào bất động sản) do đó, nhu cầu huy động vốn dườngnhư là vô hạn. Vì vậy, các CTTC cũng “thả sức” cho vay với lãi suất caovà nhờ đó thu được lợi nhuận lớn.

Và... “dở sống, dở chết”

Nhưng từ năm 2008 đến nay, các CTTC đã gặp những khó khăn gần như không thể vượt qua. Việc cho vay không dễ dàng như trước bởi TĐKTNN bị chặn đầu tư ngoài ngành. Sự đổ vỡ của Vinashin, Vinalines là “hồi chuông cảnhtỉnh” trong việc đầu tư ồ ạt. Ngoài ra, các Cty trong tập đoàn đã dần thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào CTTC của tập đoàn mà gửi tiền, vay tiền ở các NHTM. Do đó, việc huy động vốn của các CTTC lại càng khó khănhơn.

Nền kinh tế khó khăn, những DN đã vay của các CTTC chẳng những không thểtrả được lãi hằng tháng mà còn có nguy cơ không trả được cả gốc vay. Một số liệu đáng tin cậy cho biết, nợ xấu của các CTTC trên địa bàn TPHCM là 16,1% trên tổng dư nợ của nhóm các Cty này. Trong khi đó, nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn là 5,85%. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng lên. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của PVFC, nợ xấu vào khoảng 5,6% (6 tháng cuối năm 2012 là 4,48%); nợ có khảnăng mất vốn lên đến 3,32% tổng dư nợ.

Khó khăn cả ở đầu vào (huy động vốn) lẫn đầu ra (cho vay vốn) và thu nợ cả lãi và gốc cho vay khiến các CTTC đang “dở sống, dở chết”. Thu nhập thấp không đủ bù đắp các chi phí như tiền thuê văn phòng, các dịch vụ tưvấn, trả lương và bảo hiểm xã hội... Mức lương của người lao động tại các CTTC đã giảm tới 50% so với mức bình quân của năm 2012.

Lối ra nào cho các CTTC?

Đây là câu hỏi cấp bách cần được trả lời. Một số nghiên cứu đã đưa ra các phương án khác nhau. 

Một là, chuyển các CTTC thành các NHTM. Về lý thuyết, đây là phương án khả thi vì các CTTC đã thực hiện khá nhiều nghiệp vụ của NHTM. Vì vậy, chuyển thành NHTM sẽ không gặp nhiều khó khăn về chuyên môn. Mặt khác, chuyển thành NHTM, các CTTC sẽ không chịu sự chi phối của Cty mẹ trong TĐKTNN- một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các khoản cho vay dưới chuẩn.Song, thực tế không một CTTC nào đáp ứng được điều kiện về vốn pháp định của NHTM (VĐL của các CTTC hiện chỉ 200-500 tỉ đồng). Mặt khác, số lượng các NHTM đang là quá nhiều, khó có thể cho thành lập thêm NHTM quymô nhỏ từ các CTTC.

Hai là, hợp nhất với một NHTM đang hoạt động. Đây cũng là phương án khả thi như trường hợp PVFC có kế hoạch hợp nhất với Westernbank, nhưng không dễ thực hiện. Bởi, rất khó tìm được một ngân hàng mạnh sẵn sàng hợp nhất với một CTTC đang “chết lâm sàng”. 

Ba là, sáp nhập vào Cty mẹ của tập đoàn. Đề án tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp Caosu VN được Chính phủ phê duyệt đầu năm 2013 nêu phương ánsáp nhập CTTC Cao su vào Cty mẹ thuộc tập đoàn. Song, phương án này không thể thực hiện được bởi Cty mẹ trong Tập đoàn CN Caosu (và các TĐKTNN khác) không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Bốn là, Cty mẹ trong tập đoàn bán lại phần vốn đã đầu tư vào CTTC. Nếu làm được điều đó, CTTC sẽ độc lập với tập đoàn mẹ, song tìm được đối tác mua cổ phần đã khó, việc thoái vốn không được làm mất vốn nhà nước lại càng khó hơn.

Năm là, giải thể hoặc tuyên bố phá sản đối với các CTTC đang“chết lâm sàng”. Dù không muốn nhưng đến lúc phải tính đến phương án này. Không thể để tồn tại mãi những cái xác CTTC không hồn. Hơn nữa, việc TĐKTNN lập ra các CTTC con để huy động vốn từ nền kinh tế và dân cư phục vụ chochính TĐKTNN đó là mô hình không được khuyến khích ở các nước trên thế giới.

Theo Luật gia Vũ Xuân Tiền

Lao động